Theo Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam sử dụng trung bình mỗi năm khoảng 10,2 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp.
Từ đầu năm 2021 tới nay, giá phân bón trong nước (gồm: phân bón công nghiệp trong nước sản xuất và phân bón công nghiệp nhập ngoại) liên tục tăng, tới mức nhiều nhà phân tích nông nghiệp cũng không lý giải được tại sao, ngoài nguyên nhân tư thương, hay nhà máy phân bón, ghim giá, làm giá, với rất nhiều chiêu trò.
Phân bón công nghiệp càng tăng giá, nông dân càng điêu đứng. Đó là một sự thật. Nếu nông dân "đánh đu" theo giá tăng, thì sản xuất nông nghiệp có khi lỗ vốn, hoặc chẳng có lời lãi gì.
Phân bón hữu cơ sẽ là giải pháp được ưu tiên hàng đầu, lâu dài của ngành nông nghiệp.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam sử dụng trung bình mỗi năm khoảng 10,2 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, hằng năm có khoảng 16,88 triệu tấn phân bón hữu cơ do nông hộ tự sản xuất để sử dụng từ các nguồn phụ phẩm sẵn có trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản.
Bây giờ, chỉ còn cách "kéo" số lượng 10,2 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp kia xuống, bằng cách nông dân tự làm ra phân bón hữu cơ, tăng con số 16,88 triệu tấn phân bón hữu cơ lên để giảm giá thành khâu mua phân bón. Chỉ như thế, mới phát triển được sản xuất, và chủ động được lượng phân bón cho chính mình. Và chỉ như thế, giá phân bón công nghiệp mới hạ xuống.
Lâu nay, nông dân chúng ta đã quá quen dùng phân bón công nghiệp, vì những lợi thế tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp khi dùng những loại phân bón này. Nhưng phân bón công nghiệp có những tác hại về lâu về dài cho đất đai, cho giống cây trồng, và nhất là, cho sản phẩm nông nghiệp dùng nhiều phân bón công nghiệp, phân bón vô cơ. Những sản phẩm ấy ngày càng bị thị trường tiêu thụ không ưa chuộng, vì nó tác hại tới sức khỏe con người, nó tác hại tới môi trường sống, và như thế, nó thiếu tính cạnh tranh khi người dùng sản phẩm nông nghiệp ngày càng thông minh hơn.
Tôi còn nhớ, từ hồi kháng chiến chống Pháp, mặc dù còn nhỏ nhưng tôi vẫn biết, nông nghiệp Quảng Ngãi hồi đó vẫn phát triển trong vô vàn khó khăn, do người nông dân được chính quyền khuyến khích, ủng hộ, chỉ vẽ để tự mình sản xuất phân bón hữu cơ cho lúa và hoa màu.
Hồi đó, ngoài phong trào ủ "phân bắc", còn có phong trào làm phân xanh rất sôi nổi. Nông dân đã tự túc được phân bón cho những mảnh ruộng nhà mình, và đất ruộng hồi ấy rất sạch, không có thuốc trừ sâu mà chỉ có các loại thiên địch giúp nông dân trừ sâu, còn phân bón hữu cơ thì vừa làm tốt đất, vừa mang lại lợi ích rõ ràng cho người nông dân.
Hồi ấy, Quảng Ngãi đã tự túc được lương thực, đã đóng góp lương thực nuôi quân cho những chiến trường trọng điểm như chiến trường Tây nguyên. Hàng đoàn dân công người Quảng Ngãi đã thồ gạo lên Tây nguyên nuôi quân ăn no đánh thắng giặc. Người nông dân hồi ấy, kiến thức về nông nghiệp không được như bây giờ, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhưng chính nhờ có tinh thần chủ động trong 4 khâu "nước, phân, cần, giống" mà đã thu được những kết quả thần kỳ.
Bây giờ, để chủ động sản xuất phân bón hữu cơ cho mình, nông dân có được rất nhiều kiến thức, nhiều chỉ dẫn trên mạng thông tin, nhiều điều kiện thuận lợi để có được lượng phân hữu cơ bón cho cây trồng, vừa góp phần nuôi dưỡng đất đai, vừa tiết kiệm được chi phí phải mua phân công nghiệp.
Các Sở NN-PTNT ở các tỉnh hoàn toàn có thể giúp nông dân tự sản xuất phân bón hữu cơ, đó là cách tốt nhất để giá phân bón công nghiệp không thể tăng vô tội vạ như hiện nay, đồng thời giữ cho đất đai được phì nhiêu màu mỡ.
Nếu dùng cách truyền thống thì mất khá nhiều thời gian và phân rất khó để đạt chất lượng, giờ đây công nghệ ra đời, không cần phải nhập khẩu mà ngay tại trong nước đã có một vài đơn vị có thể chế tạo DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ, uy tín phải kể đến Tự Động Hóa An Việt - Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng như có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, đã cung cấp cho hàng trăm khách hàng trên toàn quốc về sản phẩm này.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và mua hàng :
CÔNG TY CP SẢN XUẤT MÁY CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MAI AN VIỆT.
Trụ Sở : Thôn Phương Nhị - Liên Ninh - Thanh Trì - Hà Nội.
Điện thoại : 0988.619.391. ( zalo ).
Email : mayphutro@gmail.com.