DANH MỤC

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0988619391

Đầu tư gì để cuối năm có lời

Thế nên, trong những ngày khai xuân, câu hỏi mua gì để cuối năm có lời được đặt ra và câu trả lời không hề đơn giản, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn khó lường như hiện nay.

Chứng khoán: khó chơi, vàng: đắt đỏ

Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển tiền từ ngân hàng (NH) vào chứng khoán, kênh đầu tư nóng nhất trong 2 năm dịch bệnh vừa qua. Chị N.H (Q.Tây Hồ, Hà Nội) cho biết sát tết chị tính gửi tiết kiệm ngắn hạn chờ ra tết thăm dò tình hình rồi sẽ đầu tư sau. Thế nhưng, bảng lãi suất huy động ở NH SCB đã tăng khá mạnh so với trước đó. Cụ thể, chị N.H gửi 300 triệu đồng ngày 28.1, thời hạn 12 tháng, lãi suất là 7,12% trong khi trước đó chỉ khoảng 6,8 - 7%. “Năm 2021 tôi cũng bỏ một ít vào chứng khoán nhưng lúc được lúc thua chứ không phải toàn thắng như mọi người vẫn nói. Nếu lãi suất tiết kiệm thế này, chắc cũng tính lại vì mình ít vốn, cần sự ổn định hơn là mạo hiểm”, chị N.H nói.

Ông Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, cũng cho rằng những ai nghĩ đầu tư chứng khoán lời hơn tiền gửi tiết kiệm thì cần phải xem lại. Trong năm 2021, chỉ số VN-Index tăng hơn 35% nhưng các quỹ đầu tư chứng khoán với ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, chuyên nghiệp cũng không thể có được mức sinh lời vượt qua được ngưỡng này. Thế nên, mỗi nhà đầu tư thường đặt tiêu chí an toàn và rủi ro cho dòng vốn của mình. Tiền gửi tiết kiệm dù sinh lời ít nhưng gần như tuyệt đối an toàn. Các kênh khác có thể cho lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn. Theo ông Hiển, dòng tiền trong năm 2022 tìm kênh đầu tư sinh lời sẽ khó hơn 2021. “Chứng khoán đầu năm giảm đang tạo cơ hội cho sự hồi phục trong năm nay. Đặc biệt, khi gói hỗ trợ kinh tế trị giá 350.000 tỉ đồng được triển khai, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp các nhóm cổ phiếu có thêm dư địa tăng trưởng. Tuy nhiên, chỉ những cổ phiếu tốt có thương hiệu, có uy tín mới thu hút được dòng vốn trong năm này. Còn bất động sản (BĐS) thì sẽ khó khăn hơn do giá đã tăng trong năm 2021 và những chính sách siết dòng vốn vào thị trường này. Vàng thì khỏi nói, mức sinh lời sẽ không cao do vàng trong nước đã ở mức quá cao”, ông Hiển nhận định.

Đầu tư gì để cuối năm có lời? - ảnh 1
 
 
 
 
 
 
 
  •  
  •  
  •  
  •  

Dòng tiền vào bất động sản được đánh giá có thể cho sinh lời trong khoảng 

Mặc dù không có nhiều sóng trong năm 2021, nhưng vàng đã gây ra nhiều bất ngờ cho người nắm giữ. Nếu tính cả năm 2021, mỗi lượng vàng đã tăng 5,5 triệu đồng, lên 61,5 triệu đồng/lượng, tương đương tăng 9,7%.

Nhưng nếu so với giá vàng thế giới thì người Việt giữ vàng thời gian qua có lời nhiều hơn, bởi giá thế giới trong năm 2021 giảm 80 USD/ounce, tương ứng giảm 4,3%, từ mức giá gần 1.900 USD/ounce xuống còn 1.815 USD/ounce. Điều này đã làm giá vàng SJC cao hơn thế giới ở mức kỷ lục hơn 13 triệu đồng/lượng. Với mức giá chênh lệch này, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ, cho rằng việc mua vàng SJC dạng “bỏ ống” trong năm 2022 khó tính toán hơn 2021. “Vàng miếng SJC cao hơn giá thế giới hơn 21,4% nên người tiêu dùng sẽ phải bỏ tiền ra nhiều hơn để nắm giữ vàng. Khoảng cách chênh lệch về giá quá cao tạo nên độ rủi ro cho những người quyết định mua vàng đầu năm”, ông Hải cảnh báo.

Không nên chạy theo “sốt đất”

Được xem là kênh đầu tư “toàn thắng” vì trong nhiều thập kỷ qua, giá BĐS luôn tăng, thế nhưng những cơn đóng băng cục bộ sau sốt ảo đã khiến không ít nhà đầu tư lão luyện cũng sập sóng, chôn vốn. Đó là lý do các chuyên gia đều cảnh báo BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn nhưng là với trường hợp không bỏ tiền chạy theo các cơn sốt đất.

Về tỷ suất lợi nhuận, đối với các BĐS vùng ven, trong năm 2022 sẽ đạt được khoảng 20 - 25%; BĐS nghỉ dưỡng khoảng 10 - 15%. Trong khi nhà phố trung tâm lợi nhuận đều đặn khoảng 5 - 7%, cao hơn so với lãi suất NH một chút vì hạ tầng đã ổn định, không có đột biến nhiều. 70% nhà đầu tư khi nghĩ đến BĐS là đất nền, trong đó đất nền ở trong dân, đất riêng lẻ tăng nhiều hơn nhờ hạ tầng được đầu tư. Đối với đất nền trong dự án tăng mỗi năm 10 - 15% là hoàn toàn có thể. Đây là con số bình quân của thị trường, một số khu vực có thể tăng đến 200 - 300%, nhưng đó chỉ là cá biệt.

Ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS

Theo khảo sát của Công ty CP Property Guru VN với 1.000 mẫu đánh giá về nhu cầu BĐS trong thời gian tới, 25% lượng người tìm kiếm quan tâm đến đất nền, 24% quan tâm nhà riêng, 20% là chung cư, còn lại là các loại hình khác. Từ kết quả trên, đại diện đơn vị này nhận định, năm tới BĐS vẫn là thị trường sôi động, 3 phân khúc đất nền, nhà riêng lẻ và chung cư vẫn là những phân khúc “vàng” dẫn dắt thị trường, được các nhà đầu tư quan tâm. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Công ty CP Property Guru VN, nhận định thời gian qua thị trường TP.HCM chịu sự tác động của dịch Covid-19 nên các nhà đầu tư có xu hướng “Bắc tiến”, đẩy mặt bằng thị trường nhà phố và nhà riêng tăng giá từ 12 - 16%. Trong khi đó, tại TP.HCM giá chỉ tăng 8% đối với nhà phố và 2% với nhà riêng. Bước sang năm 2022, khi các hoạt động sản xuất tại TP.HCM trở lại bình thường, dòng tiền sẽ rút chuyển vào khu vực phía nam, nhất là TP.HCM. Do vậy, giá nhà riêng lẻ và nhà phố tại đây sẽ tiếp tục tăng, còn tại Hà Nội sẽ ổn định trở lại. Riêng 2 phân khúc đất nền và chung cư vẫn tiếp tục có những bứt tốc.

Chuyên gia BĐS Phan Công Chánh cho rằng ngoài phân khúc truyền thống là đất nền và nhà phố thì BĐS vùng ven tại các TP lớn như Hà Nội hay TP.HCM và BĐS nghỉ dưỡng sẽ phục hồi. Ví dụ ở TP.HCM, do nguồn cung còn hạn chế trong khi ở vùng ven giá vẫn rẻ, các cao tốc được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển vào trung tâm nên giá sẽ tăng. Riêng BĐS nghỉ dưỡng, do dịch được kiểm soát, kinh tế phục hồi, khách du lịch đến VN nhiều hơn nên phân khúc này sẽ bừng sáng. Có một xu hướng đang thịnh hành mấy năm gần đây là đầu tư vào đất vườn, đất ruộng, đất nông nghiệp. Theo ông Chánh, phân khúc này lợi nhuận thường rất cao nhưng rủi ro nhiều. Bởi nếu miếng đất đó có con đường đi qua, được lên thổ cư thì xem như trúng số. Ngược lại, nếu dính phải quy hoạch thì chôn vốn vô thời hạn. Thế nên, đây là kênh đầu tư dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

“Phân khúc căn hộ, nhà ở xã hội sẽ là điểm sáng, nhà ở vừa túi tiền sẽ cháy hàng vì sản phẩm này rất ít. Doanh nghiệp nào làm, bán sẽ chạy và các nhà đầu tư thứ cấp sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao. Đối với phân khúc căn hộ xa xỉ có thể lên đến cả tỉ đồng/m2 cũng sẽ được triển khai nhiều trong năm 2022, nhưng chỉ phục vụ cho một số người và thị trường này các nhà đầu tư thứ cấp khó có cơ hội kiếm tiền vì giá đã quá cao. BĐS đô thị vùng ven, BĐS nghỉ dưỡng sẽ là 2 kênh sáng nhất của thị trường năm 2022 vì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn các phân khúc khác, với tầm nhìn trung và dài hạn”, ông Chánh nhận định.

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills VN, cho rằng những người có tiền nhàn rỗi, tiền gửi NH thì việc đầu tư vào BĐS để biến thành tài sản tích lũy về lâu dài là an toàn. Các dự án thuộc phân khúc nhà ở, căn hộ là một lựa chọn khôn ngoan và phù hợp. Phân khúc đất nền có thể đầu tư được nhưng cần thời gian. “Tuy nhiên không nên chạy theo “sốt đất”, các dự án phân lô bán nền không rõ ràng, hay các khu đất dự án vẫn chưa được xác nhận quy hoạch...”, ông Khương nhấn mạnh.